Trong đầu tư, người chơi cần tìm hiểu và nắm bắt không ít các chỉ số quan trọng để có thể kiếm được lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một trong các chỉ số quan trọng mà nhà đầu tư không nên bỏ qua trước khi “xuống tiền” đó chính là giá trị tài sản ròng. Vậy, trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu tài sản ròng là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với việc đầu tư nhé!
Tài sản ròng là gì?
Tài sản ròng là tổng tài sản của một chủ thể bao gồm cả các khoản nợ. Do tài sản ròng phản ánh chính xác giá trị tài sản thực của một chủ thể (cá nhân, tổ chức, quỹ đầu tư,…) nên còn được gọi là tài sản thuần.
1. Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value)

NAV (Net Asset Value) là chỉ số thể hiện giá trị tài sản ròng (hay giá trị tài sản thuần) được tính bằng tổng giá trị tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả của một doanh nghiệp trên thị trường. Chỉ số NAV thường được dùng để đánh giá kết quả hoạt động của các quỹ đầu tư hoặc giá trị tài sản thực của doanh nghiệp.
Giá trị tài sản ròng có thể đại diện cho giá trị của tổng vốn chủ sở hữu (NAV), hoặc nó có thể được chia cho số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành mà các nhà đầu tư nắm giữ để đại diện cho giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ).
2. Giá trị ròng (Net Worth)
Giá trị ròng (Net Worth) là thuật ngữ đề cập giá trị tài sản ròng nhưng được bao hàm rộng hơn. Cụ thể, giá trị ròng bao gồm cả các tài sản phi tài chính cộng với tài sản tài chính.
Cách tính giá trị tài sản ròng (NAV)
Chỉ số NAV của doạnh nghiệp được tính theo công thức sau:
Giá trị tài sản ròng (NAV) = Tổng giá trị tài sản – Tổng nợ phải trả
Trong đó:
- Tổng giá trị tài sản: Bao gồm toàn bộ tài sản của doanh nghiệp như vốn góp chủ hữu, cổ phiếu lưu hành, bất động sản (văn phòng, trang thiết bị, máy móc,…), doanh thu, v.v…
- Tổng nợ phải trả: Bao gồm tất cả các khoản vay, hóa đơn chưa thanh toán, trái phiếu phát hành, v.v…
Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng
Chỉ số NAV rất quan trọng trong việc giúp các nhà đầu tư tính toán giá trị của các khoản đầu tư. Cụ thể:
1. Trong chứng khoán
Chỉ số NAV là một công cụ cần thiết và hữu dụng giúp nhà đầu tư đánh giá được mức độ hiệu quả tăng trưởng của chứng khoán mình đang đầu tư.
- Khi giá cổ phiếu công ty phát hành thấp hơn giá trị tài sản ròng, điều đó thể hiện doanh nghiệp có khả năng đã tích lũy được các quỹ dự phòng hoặc nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận mới.
- Trường hợp giá trị tài sản ròng không đổi nhưng giá cổ phiếu có xu hướng tăng và doanh nghiệp có khả năng mang lại giá trị cao thì nhà đầu tư có thể cân nhắc chốt mua chứng chỉ quỹ đó.
- Nếu giá trị khối tài sản ròng vẫn giữ nguyên nhưng doanh nghiệp có dấu hiệu thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả thì giá cổ phiếu có thể bị giảm. Điều này cho thấy nhà đầu tư cần đánh giá kỹ lưỡng để có quyết định sáng suốt nhất, cân nhắc bán (nếu sở hữu) tránh tổn thất do rủi ro cao.
2. Với quỹ đầu tư

Giúp nhà đầu tư đánh giá được mục tiêu, xác định chiến lược và mức độ khả thi của quỹ so với thực tế.
- Tính giá trị tài sản ròng là phương pháp đánh giá hiệu suất hoạt động của các danh mục quỹ đầu tư, qua đó phản ánh tình hình phát triển của quỹ đó có đang tăng trưởng tốt hay không.
- Khi chỉ số NAV/CCQ thấp, giá chứng chỉ quỹ cũng thấp giúp nhà đầu tư mua được nhiều hơn. Những quỹ này thường có thời gian hoạt động ngắn và khả năng sinh lời chưa cao.
- Khi chỉ số NAV/CCQ cao, cùng số tiền đó nhà đầu tư mua được ít chứng chỉ quỹ hơn nhưng. Đây là những quỹ đầu tư đã đi vào hoạt động đủ lâu và có mức tăng trưởng ổn định.
Chỉ số NAV/CCQ của chứng chỉ quỹ được tính theo công thức sau:
NAV/CCQ = (Tổng giá trị tài sản – Tổng nợ phải trả)/Số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành
Tổng kết lại, nhà đầu tư nên nắm bắt thông tin về tài sản ròng của doanh nghiệp để có được một chiến lược đầu tư hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đầu tư.
Tác giả: Nguyễn Công Phúc & Phan Khánh Linh